Tủ lạnh là một trong các thiết bị thiết yếu hàng đầu của mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để thực phẩm luôn tươi ngon và không mất chất dinh dưỡng. Cùng tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Một bữa ăn dinh dưỡng không thể thiếu sự góp mặt của rau, củ, vì thế số lượng rau củ chiếm rất nhiều trong phần thực phẩm bảo quản cả tuần. Để bảo quản rau củ luôn được tươi ngon, bạn cần phân loại từng loại rau củ riêng biệt. Tiếp theo bạn cần nhặt rau, rửa sạch, để ráo nước sau đó cho từng loại vào từng túi ni-lông bọc kín và bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh.
Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng, dập úng.
Cho rau quả vào các túi giấy hoặc túi nylon đục lỗ.
Đặt vào ngăn chuyển bảo quản rau củ để bảo quản với nhiệt độ từ 3-5oC.
Bảo quản rau, củ trong tủ lạnh
Thông thường các loại trứng gia cầm như trứng gà, vịt được đặt trong những khay có sẵn ở cửa tủ lạnh. Tuy nhiên nếu bạn bảo quản trứng ở số lượng lớn thì điều này sẽ khiến trứng nhanh hỏng vì vị trí này thay đổi nhiệt độ thường xuyên. Để bảo quản trứng lâu hơn bạn cần chuẩn bị những khay chuyên dụng và đặt chúng ở trong ngăn mát của tủ nhé.
Với các loại gia vị, đóng kĩ nắp tránh bị bay mùi và ảnh hưởng đến chất lượng. Bạn có thể thoải mái đặt chúng ở cánh cửa tủ lạnh để dễ dàng lấy và tiết kiệm không gian.
Bảo quản trứng trong tủ lạnh
Chọn lọc khi mua: đầu tiên bạn nên chọn mua những quả ngon, chất lượng và vừa chín tới để bảo quản được lâu.
Nhặt sạch cuống và gọt bỏ phần bị hư (nếu có). Các phần này rất dễ bị lan rộng. Không nên rửa trái cây trước.
Bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí.
Bảo quản trái cây trong tủ lạnh
Thức ăn đã nấu chín là một trong những nguồn phát tán mùi hôi tủ lạnh khó chịu nhất. Ngoài ra mùi hôi có thể nhiễm chéo cho các thực phẩm khác gây ám mùi, mất mùi…
Nếu bạn cần phải trữ thực phẩm, đầu tiên hãy hâm chín rồi để thực phẩm nguội hẳn. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng các loại thực phẩm khác đồng thời tác động đến máy nén, làm giảm tuổi thọ của máy. Thức ăn đã chế biến có thể giữ được đến 3 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.
Để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh, bạn nên cho vào những chiếc hộp có nắp đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Nhiệt độ: từ 2-4 độ C.
Thời gian: tối đa từ 2-3 ngày.
Bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh
Trước khi chế biến, bạn lấy lượng thịt cá đủ dùng ra khỏi ngăn đông rồi đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 - 5 tiếng. Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian rã đông thì có thể dùng lò vi sóng để thực hiện công việc này. Làm như vậy, món ăn sẽ đảm bảo được độ thơm ngon và dinh dưỡng.
Rửa nước sạch và để ráo thịt, cá, tôm, hải sản (nếu cần thiết).
Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa. Có thể ướp thêm gia vị nếu cần.
Bọc lại bằng các loại túi zip hoặc các hộp đựng thực phẩm có nắp. Để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản.
Ngăn đông -18oC: tốt nhất dưới 3 tháng nhưng không quá 12 tháng.
Ngăn mát 2 – 4oC: từ 3-5 ngày.
Bảo quản thực phẩm sống trong tủ lạnh
Những thực phẩm có mùi đặc biệt là thịt cá, khô, mắm, phô mai,... có thể dùng giấy bạc để bọc kín trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản. Một số loại rau, hoa quả khác như hành, tỏi, sầu riêng… dễ ám mùi gây ảnh hưởng đến hương vị của những thực phẩm còn lại bạn bên bọc kín, bỏ vào hộp hay túi zip.
Bảo quản thực phẩm có mùi trong tủ lạnh
>>> Xem thêm một số bài biết liên quan: CÁCH SỬA TỦ LẠNH LG BỊ LỖI ER – 22, CÁCH SỬA TỦ LẠNH SAMSUNG BỊ LỖI E1,
Nếu bạn có thói quen tích trữ nhiều thức ăn trong tủ lạnh và thường kéo dài thời hạn sử dụng, thì những chia sẻ sau của chuyên gia sẽ khiến bạn phải rùng mình và từ bỏ ngay thói quen bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại thực phẩm có chứa protein để trong tủ lạnh quá lâu, nhất là những thực phẩm đã nấu chín, sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, từ đó sản sinh ra những độc chất có hại, gây mùi ôi thiu, chẳng hạn nitrit.
Cơ thể nếu hấp thụ một lượng lớn nitrit, hoặc hấp thu chúng trong thời gian dài có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Nếu bảo quản đồ ăn không đúng cách, không bọc kín lại/ hoặc không đậy nắp, đóng mở tủ lạnh quá nhiều lần trong ngày, hoặc để lẫn thức ăn chín với sống… sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Điều này dẫn đến các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn (ngộ độc, tiêu chảy…), chưa kể, thức ăn còn bị “ám mùi” gây khó ăn.
Nhiều người lầm tưởng môi trường trong tủ lạnh sẽ tuyệt đối an toàn. Nhưng không, nhiệt độ của tủ lạnh không thể là môi trường tuyệt vời của một số loại vi khuẩn, nhất là các vi sinh vật ưa nhiệt độ thấp (như vi khuẩn listeria monocytogens). Thực phẩm bảo quản ngăn mát tủ lạnh trên 6 ngày có nguy cơ cao nhiễm khuẩn salmonella, E.coli và norovirus.
Không sử dụng khăn giấy, che đậy dàn ngưng tụ ngoài trời.
Chất lỏng được bảo quản trong bình có nắp đậy kín để ngăn sự bay hơi làm tăng tốc độ tan chảy của lớp tuyết trên thiết bị bay hơi.
Đặt tủ ở nơi khô ráo, ít bụi bẩn, đảm bảo thông gió phía sau.
Đặt cách tường ít nhất 10 cm để đảm bảo rằng bộ lưu trữ không làm mát thiết bị.
Không để các chất có gốc axit trong tủ lạnh có thể ăn mòn tủ lạnh.
Nếu như trong quá trình sử dụng tủ lạnh, nếu có xảy ra sự cố hư hỏng không mong muốn thì bạn có thể gọi đến dịch vụ sửa tủ lạnh của công ty điện lạnh Hùng Cường để được hỗ trợ nhanh chóng và uy tín.
Website: dienlanhhungcuong.com
Hotline: 028 6686 4560 – 0902 641 881 (24/24).